3 NGHI LỄ CƯỚI KHÔNG THỂ THIẾU KHI “HAI TA VỀ MỘT NHÀ”
Ngày đăng : 14:07:58 04-11-2016
Với mỗi cặp đôi, yêu nhau, đi cùng nhau trên con đường hạnh phúc và đích đến cuối cùng đó là “ngày ta chung đôi”. Thế nhưng với những bạn trẻ ngày nay, việc tổ chức được một đám cưới trọn vẹn thì không phải ai cũng có thể. Vậy nên, hãy để
Phát Hoàng Gia giúp bạn thống kê lại những nghi lễ cưới không thể thiếu để bạn có thể đến với ngày trọng đại một cách hoàn hảo nhất!
3 NGHI LỄ CƯỚI ĐÓ LÀ GÌ?
Có thể với mỗi vùng miền, phong tục cưới hỏi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù có nhiều cách tổ chức khác nhau thì vẫn có 3 nghi lễ chính thức, bắt buộc phải có; đó là: Lễ dạm ngõ; Lễ ăn hỏi và Lễ đón dâu. Nếu đã hoàn thành hết 3 nghi lễ trên thì hai bạn đã chính thức “về chung một nhà” rồi đấy!
1. Lễ dạm ngõ( chạm ngõ):
Lễ dạm ngõ( hay còn gọi là chạm ngõ) là nghi lễ diễn ra đầu tiên và bắt buộc phải có. Đây được xem là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai bên gia đình, để bố mẹ của cặp đôi biết nhau, hiểu rõ về gia cảnh của nhau. Trong nghi lễ này, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đến nhà gái. Theo thời gian, lễ vật trong lễ dạm ngõ ngày nay được giản lược đi rất nhiều, chủ yếu là bánh trái, hoa quả được sắp xếp một cách đẹp mắtt, dành để họ nhà trai đến thắp hương trên bàn thờ của nhà gái. Thành phần tham dự trong nghi lễ này chủ yếu là cha mẹ hai bên, bà con thân thuộc, bàn bạc và quyết định chọn ngày lành tháng tốt cho đôi trẻ tổ chức lễ ăn hỏi và lễ đón dâu( trong một số trường hợp, điều kiện không cho phép, cặp đôi có thể vắng mặt trong nghi lễ này).
2. Lễ ăn hỏi:
Sau Lễ dạm ngõ, một số nơi sẽ có vài lễ nhỏ nữa, tuy nhiên hiện nay hầu như đều bị lược bỏ mà tiến thẳng đến Lễ ăn hỏi. Đây được xem là buổi lễ ra mắt chính thức của Chú Rể với gia tiên, họ hàng nhà gái và nhà trai sẽ khẳng định một lần nữa về hôn lễ của đôi trẻ. Nghi lễ này sẽ được diễn ra tại nhà gái. Nhà trai phải chuẩn bị mâm tráp( quả) để mang đến nhà gái, xem như là lễ vật để hứa hôn. Tùy theo từng vùng miền mà lễ vật mang đến nhà gái sẽ khác nhau, có một số nơi, nhà trai phải mang đủ lễ vật như nhà gái yêu cầu. Nhà gái sẽ làm mâm cổ, thiết đãi họ hàng và bạn bè của cặp đôi. Tham dự nghi lễ này, ngoài người thân và bạn bè, đi cùng nhà trai sẽ là những thanh niên chưa vợ, phụ trách việc mang tráp( quả) sang nhà gái. Tương ứng như vậy, nhà gái sẽ có những cô gái chưa chồng, ra đón nhận tráp.
3. Lễ đón dâu:
Lễ đón dâu chính là nghi lễ cuối cùng, nhà trai đến nhà gái làm lễ xin dâu, đón cô dâu về nhà chồng – đôi trẻ chính thức nên duyên vợ chồng. Nghi lễ này cũng gần như Nghi lễ ăn hỏi, tuy nhiên lễ vật được chuẩn bị nhiều hơn, tươm tất hơn và sẽ được diễn ra chủ yếu ở họ nhà trai. Lễ đón dâu được xem như một cột mốc đánh dâu hai bạn trẻ chính thức về chung một nhà, nên duyên vợ chồng. Sau khi hoàn thành các nghi thức truyền thống, hai bên sẽ cùng nhau đãi tiệc rượu cho quan khách đến chung vui!
Theo thời gian, với mong muốn ngày càng đơn giản và giảm bớt các “thủ tục” rườm rà trong việc cưới xin, tục cưới hỏi đã khác đi rất nhiều ở từng vùng miền. Tuy nhiên, dù có cắt giảm như thế nào thì 3 nghi lễ trên vẫn là những nghi lễ chủ chốt. Bất cứ một cặp đôi nào yêu nhau cũng đều mong muốn tình yêu của mình sẽ có cái kết đẹp nhất, hoàn hảo nhất; vậy nên, đừng quên 3 nghi thức này nhé!
Công ty TNHH MTV Sự kiện và Tiệc cưới Phát Hoàng Gia với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức tiệc cưới cho các cặp đôi tự tin sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất cho ngày vui của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sáng tạo và tận tâm trong công việc,
Phát Hoàng Gia sẽ làm cho ngày vui của bạn trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều!