VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGẮM TRANG PHỤC CƯỚI TRUYỀN THỐNG
Ngày đăng : 10:48:16 17-03-2017
Đám cưới hiện đại ngày nay theo phương Tây, cô dâu mặc bộ váy trắng trong ngày vui trọng đại của đời mình. Tuy nhiên, song song với nghi thức Tây phương này, cô dâu chú rể của mỗi quốc gia đều có phần nghi lễ cưới trang trọng trong bộ quốc phục truyền thống của mình, rất đa dạng và phong phú.
Trang phục cưới truyền thống của các nước đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Có nơi cô dâu mặc xiêm áo lộng lẫy đủ màu, hoặc vẽ hoa văn độc đáo lên bàn tay và mặt theo truyền thống địa phương, một vài nơi khác cô dâu dấu mặt sau lớp voan mỏng hoặc trang sức rực rỡ.
Cùng Phát Hoàng Gia vòng quanh thế giới để nhìn ngắm trang phục cưới truyền thống của các nước
Indonesia:
Indonesian là quốc gia nhỏ nhưng có hơn 300 sắc tộc và 6 vùng lãnh thổ, mang lại sắc màu văn hóa đậm đà bản sắc trong đám cưới truyền thống. Trang phục cưới truyền thống của Indonesia gọi là Aesan Gede, trang phục lộng lẫy và tỉ mỉ có từ thời đế chế Srivijaya
Ethiopia:
Ethiopia là quốc gia duy nhất ở châu Phi có tôn giáo chính thức là Thiên Chúa giáo. Hầu hết người Ethiopia thuộc về Giáo hội Chính thống Ethiopia. Đó là lý do tại sao cuộc hôn nhân của họ là tương tự như Hy Lạp và Nga.
Romania:
Ngày nay, các đám cưới của người Romani đều theo phong cách phương Tây, rất ít người cưới theo nghi thức truyền thống. Bộ trang phục cưới truyền thống của cô dâu chú rể người Romani rất đẹp với hoa văn đặc trưng dễ thương.
Nhật Bản
Với người Nhật Bản, màu trắng là màu thuần khiết và tôn quý. Do vậy, trong hôn lễ, các cô dâu Nhật Bản thường mặc bộ lễ phục trắng từ trên đầu xuống dưới chân.
Trung Quốc:
Trang phục cưới truyền thống của người Trung Quốc là màu đỏ, màu được cho là mang lại may mắn cho việc hỷ sự. Theo truyền thống, cô dâu Trung Quốc đội tấm vải đỏ trên đầu, và khi chú rể tự tay nhấc chiếc khăn này ra, hai người chính thức là vợ chồng, sau lễ vọng bái gia tiên. Khác với người Nhật, Trung Quốc quan niệm màu trắng là màu tang tóc nên hết sức tránh màu này trong những dịp vui.
Scotland
Ở Scotland, trang phục cưới truyền thống của cô dâu mang dải khăn của gia tộc nhà mình. Sau nghi thức cưới, chú rể quàng chiếc khăn choàng có hoa văn của gia tộc mình lên vai cô dâu, đánh dấu thời kỳ mới, khi cô dâu bước vào một gia tộc khác và bắt đầu cuộc sống mới.
Hàn Quốc:
Đám cưới phong cách truyền thống ngày càng được yêu thích và phổ biến tại Hàn Quốc. Theo nghi thức truyền thống, chú rể phải cõng cô dâu trên lưng và bò quanh chiếc bàn, mang ý nghĩa người phục nữ có thể nương tựa vào chồng mình.
Na Uy
Các cô dâu Na Uy trông thật xinh đẹp trong trang phục Bunad truyền thống của đất nước Na Uy