Ý NGHĨA CỦA CHIẾC BÁNH CƯỚI
Ngày đăng : 10:25:02 22-03-2017
Đám cưới ở Việt Nam luôn quen thuộc với những nghi thức và trình tự đều đặn theo một mô tuýp: Đón khách - Cô dâu chú rể và gia đình hai họ lên sân khấu nói lời chúc tụng, cảm ơn - Cô dâu chú rể cắt
bánh cưới - Cô dâu chú rể rót rượu và mời rượu gia đình hai họ.
Những trình tự ấy có ý nghĩa gì mà vì sao hầu như mọi đám cưới đều diễn ra theo những nghi thức cưới giống hệt nhau? Lời giải đáp sẽ dần được
Phát Hoàng Gia hé lộ.
Câu hỏi đầu tiên, vì sao lại cần phải có bánh cưới trong ngày cưới?
Nghe kể lại rằng bánh cưới đã có từ rất lâu, từ thời Đế chế La Mã trong hình hài đơn sơ nhất. Dần dà, như một tục lệ lâu đời, mọi người mặc định và trở nên quen thuộc với hình ảnh một đám cưới nhất định nên có một chiếc bánh kem.
Qua nhiều thế kỷ, chiếc
bánh cưới dần được trau chuốt hơn so với những hình ảnh xuất hiện đầu tiên là một khối bánh bằng bột mì hoặc những chồng bánh cookie được xếp thành tầng.
Cuộc “thay hình đổi dạng” của bánh cưới bắt đầu thực sự vào thế kỷ 19, khi một đầu bếp người Pháp lấy nguồn cảm hứng qua hình ảnh tháp chuông của thánh đường St. Bride’s Church ở London để biến tấu chiếc bánh cưới đơn điệu thành một chiếc bánh cưới nhiều tầng. Từ đây, những chiếc bánh cưới bắt đầu được chú trọng hơn, tham gia vào những cuộc đua của những bàn tay nhào nặn để trở thành những chiếc bánh xinh đẹp và lộng lẫy không kém gì những bộ váy cưới cô dâu trong ngày trọng đại.
Một số cô dâu chú rể chuộng
bánh cưới đơn thuần màu trắng với những chi tiết trang trí đơn giản vì thích ý nghĩa tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết mà màu trắng mang lại. Tuy nhiên những chiếc bánh cưới với “toping” trang trí bằng chocolate, kem tươi, trái cây, hoa tươi, thậm chí là những hình nhỏ thu nhỏ của cô dâu chú rể làm bằng kẹo đường dường như ngày càng được tận dụng để biến hóa sặc sỡ hơn.
Với những chiếc bánh cưới nhiều tầng, mọi người quan niệm bánh càng nhiều tầng, càng cao thì hạnh phúc của cô dâu chú rể sẽ đậm sâu cũng như sẽ có nhiều con cái. Một số chiếc bánh cưới với ý nghĩa đó đã cao lên đến 5-7 tầng và thay vì bỏ ra một số tiền quá lớn thì người ta sẽ có xu hướng làm một tầng bánh thật trên cùng còn lại những tần phía dưới chỉ là bánh giả để trang trí.
Nghi thức cắt bánh cưới trong lễ cưới
Nghi thức cùng nhau cắt bánh cưới của cô dâu và chú rể để thể hiện cho hình ảnh đôi vợ chồng cùng nhau xây đắp cho một tổ ấm mới, cùng đồng lòng chia sẻ ngọt bùi và hỗ trợ lẫn nhau, bên cạnh nhau trong mọi đoạn đường phía trước.